Một không gian học tập phù hợp sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tập trung, thoải mái cũng như hiệu suất tiếp thu kiến thức. Chính vì vậy, mà việc bố trí một không gian học tập hiệu quả tại nhà cho các con em của mình đang rất được các bậc phụ huynh quan tâm. Trong bài viết này, Furaka sẽ hướng dẫ cho các bạn đọc giả những lưu ý cũng như cách để tạo một không gian học tập tại nhà thoải mái và hiệu quả.
Sự quan trọng của không gian học tập
Không gian học tập luôn là nơi được các học sinh sử dụng thường xuyên sau những ngày làm việc và học tập mệt mỏi. Nó không chỉ là nơi để lưu trữ sách vở cũng như các đồ dùng học tập, mà nó còn là một không gian quan trọng để cho các bạn ôn tập, làm bài tập về nhà cũng như chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
Ngoài thời gian học tập tại trường, việc học tập tại nhà đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Vì vậy, việc bố trí một không gian học tập thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng, gọn gàng và ngăn nắp sẽ giúp học sinh đạt được hiệu suất và thành tích cao trong học tập.
Việc sử dụng một không gian học tập khoa học, phù hợp và thoải mái sẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời cho các bạn học sinh.
Những điều cần lưu ý khi bố trí không gian học tập tại nhà
Sau đây là những lưu ý quan trọng trước khi các bạn tiến hành bố trí không gian học tập. Các lưu ý này sẽ giúp các bạn có thể xây dựng được một góc học tập hiệu quả và khoa học.
Chọn lựa vị trí đủ sáng
Lựa chọn một vị trí ngồi học cho trẻ là việc vô cùng quan trọng khi xây dựng một không gian học tập đẹp mắt và phù hợp. Các bậc cha mẹ nên chọn một vị trí yên tĩnh, thoáng đãng và riêng tư để đặt bàn học. Trẻ nên ngồi ở một nơi có đủ ánh sáng, không khí tươi mát và không bị xao lạc bởi các yếu tố xung quanh.
Nếu như có thể, hãy sắp xếp bàn học tại một vị trí có ánh sáng tự nhiên. Với sự lưu thông của không khí sẽ làm cho trẻ cảm nhận được sự tươi mát, thoải mái, mang đến sự hứng thú, thích thú khi học. Cha mẹ có thể đặt bàn học theo hướng vuông góc với cửa sổ để nhận ánh sáng một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ không bị phân tâm bởi các diễn biến cũng như hoạt động đang xảy ra bên ngoài cửa sổ.
Tuyệt đối không nên đặt không gian học tập gần truyền hình, điều này sẽ làm cho trẻ bị phân tâm bởi những chương trình yêu thích hoặc phim ảnh, âm thanh ồn. Đồng thời, tránh đặt bàn học ở nơi có ánh sáng quá yếu hoặc quá chói, vì điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thị lực, tâm lý và tinh thần của trẻ trong quá trình học tập.
Hướng kê bàn học phù hợp
Một yếu tố không thể bỏ qua khi thiết kế không gian học tập cho trẻ chính là sắp xếp vị trí ngồi học. Vì việc này có tác động trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng và hiệu quả học tập của trẻ.
Việc đặt bàn học ở giữa phòng hoặc quay lưng với cửa sổ, cửa ra vào hay đối đặt bàn đối diện cửa là rất không thích hợp. Những vị trí này không có sự hỗ trợ từ phía sau sẽ làm cho trẻ không yên tâm và cảm giác mất an toàn trong quá trình ngồi học.
Theo các chuyên gia tâm lý, hướng đặt bàn tốt nhất là hướng Đông Bắc. Vị trí này trong phong thủy được coi là hướng của sự thông minh và tri thức. Học sinh sẽ có được sự tỉnh táo, nhanh nhẹn và tăng cường khả năng hấp thụ kiến thức.
Sắp xếp không gian học tập ngăn nắp
Một không gian học tập lộn xộn và không ngăn nắp có thể gây áp lực và khó chịu cho người sử dụng. Do đó, không gian học tập cho trẻ cần được giữ sạch sẽ và gọn gàng. Từ sách vở đến vật dụng học tập, kể cả các đồ trang trí trên bàn, phải được sắp xếp một cách hợp lý và dễ dàng tiếp cận khi cần thiết.
Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách tổ chức góc học tập một cách khoa học và tiện lợi, từ đó làm cho quá trình học trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Việc xây dựng thói quen gọn gàng từ thuở nhỏ sẽ giúp trẻ phát triển ý thức về trật tự khi trưởng thành.
Có nhiều trẻ nhỏ không chỉ để sách vở, bút, thước trên bàn học mà còn để đồ chơi xung quanh. Cha mẹ cần cân nhắc điều này để đảm bảo trẻ không bị xao lạc bởi những yếu tố non tập trung trong quá trình học.
Nếu trẻ đặt đồ chơi lên bàn học, quy định rằng chỉ được chơi sau khi hoàn thành việc học. Còn đối với những trẻ không thể tập trung vào việc học khi có búp bê, siêu nhân, xe cộ trên bàn, thì tốt nhất là không để đồ chơi trên bàn học.
Chọn màu sắc và bố cục
Nếu bạn xây dựng một không gian học tập quá đơn điệu hoặc quá sặc sỡ thì chắc chắn sẽ gây khó chịu cho người sử dụng. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên chỉ chọn từ 1 đến 2 màu cơ bản để tạo được cảm giác thoải mái và thích thú cho học sinh.
Các bạn bên lựa chọn những màu sắc ấm áp như màu gỗ, nâu trầm, cam,… vì chúng có tác dụng kích thích sự sáng tạo và tăng cường cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho trẻ.
Ngoài ra, những gam màu ấm áp, trẻ trung này có tác động tích cực đến sức khỏe và khả năng tưởng tượng của trẻ. Nhờ đó, quá trình học trở nên nhẹ nhàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Có một góc học tập phù hợp và được trang trí đẹp sẽ giúp trẻ hứng khởi và vui vẻ hơn trong suốt quá trình học. Điều này sẽ giúp khuyến khích và tạo động lực cho trẻ ngồi vào bàn học.
Thiết kế không gian theo sở thích của học sinh
Một điều cực kỳ quan trọng là các bậc phụ huynh đừng nên bỏ qua sở thích của con khi thiết kế không gian học tập cho bé yêu. Mỗi đứa trẻ ở độ tuổi và giới tính khác nhau sẽ có gu thẩm mỹ và yêu thích riêng. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến của con trước khi bố trí góc học tập phù hợp.
Các bậc phụ huynh nên chọn thiết kế bàn học với màu sắc và kiểu dáng mà trẻ yêu thích. Kết hợp với đó, nên chọn màu sơn tường hài hòa và phù hợp để tạo cảm giác trung hòa và dễ chịu cho người sử dụng.
Và tất nhiên là các vật trang trí khác cũng sẽ góp phần làm không gian học tập trở nên đẹp mắt và thú vị hơn. Các vật dụng mà các bạn có thể sử dụng như: Tranh treo tường, đồng hồ, kệ, giá sách, chiếc đèn bàn sinh động hay hộp bút đáng yêu…
Các bậc phụ huynh còn có thể đặt một vài vật lưu niệm nhỏ xinh trên bàn hoặc treo một bảng để bé tô màu, viết thời khóa biểu hoặc vẽ tranh đầy màu sắc. Những vật nhỏ xinh này không chỉ làm cho không gian học tập ấn tượng và nổi bật mà còn giúp trẻ cảm thấy thích thú, không bị nhàm chán. Điều này sẽ giúp học sinh luôn mong chờ những giờ học tại nhà mà không cần phụ huynh nhắc nhở.
Lựa chọn kích thước phù hợp
Kích thước của bàn học chính là một yếu tố vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển sau này của học sinh. Tầm quan trọng của kích cỡ bàn ghế đối với quá trình học tập của trẻ không thể phủ nhận. Việc lựa chọn một mẫu bàn học và ghế ngồi có kích phù hợp phụ thuộc vào độ tuổi và chiều cao của từng học sinh.
Để giúp các học sinh có thể ngồi học một cách thoải mái, các bạn nên chọn ghế có tựa hơi nghiêng về phía sau ở một góc 5/100 so với đường thẳng đứng. Chiều rộng của ghế bằng 2/4 – 2/3 độ dài đùi. Chiều cao của ghế cần bằng 0,27 lần chiều cao của trẻ.
Ngoài ra khi chọn kích thước của bàn học, các bạn cũng cần phải xem chiều cao có phù hợp với kích thước cơ thể hay không. Thông thường nó rơi vào khoảng 45 – 70cm tùy theo từng độ tổi. Nên chọn bàn học có chiều cao bằng 0,46 lần chiều cao của trẻ. Nó sẽ giúp các bé không bị gù lưng khi học tập
Chiều sâu tối thiểu của bàn là 40cm – 50cm, thường là 60cm. Với độ sâu này, các học sinh sẽ đủ không gian để học tập một cách thoải mái.
Lựa chọn bàn ghế học theo kích thước tiêu chuẩn của Bộ Y Tế giúp giảm thiểu các vấn đề học đường như cong vẹo cột sống, gù lưng, cận thị…
Chiều cao của học sinh | Chiều cao ghế | Chiều cao bàn |
100cm – 109cm | 26cm | 45cm |
110cm – 119cm | 28cm | 48cm |
120cm – 129cm | 30cm | 51cm |
130cm – 144cm | 34cm | 57cm |
145cm – 159cm | 37cm | 63cm |
160cm – 175cm | 41cm | 69cm |
Chọn bàn học chất lượng
Bàn học là một trong những vật dụng quan trọng và là điểm nhấn của không gian học tập. Chính vì vậy mà một chiếc bàn học chất lượng, sang trọng và đa năng sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạ trẻ khi học tập.
Khi mua bàn học, cấc bạn nên chọn những mẫu bàn có chất liệu tốt, thiết kế hợp lý có thời gian sử dụng lâu dài. Điều này sẽ giúp các bạn trẻ có được cảm giác an toàn trong qua trình học tập. Ngoài ra, hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu bàn học thông minh cực kỳ đa năng, vừa đẹp mắt, tiện dụng mà còn giúp tiết kiệm không gian nhà bạn.
Cuối cùng, các bạn nên lưu tâm vào kiểu dáng của bàn. Nếu chọn được một kiểu dáng thiết kế phù hợp, nó sẽ giúp không gian học tập của học sinh trở nên thẩm mỹ và tạo ra nhiều sự hứng thú cho các bạn trẻ hơn.
Tham khảo qua: Bàn học sinh chất lượng – giá tốt của Furaka
Các bước để xây dựng không gian học tập
Sau đây, Furaka sẽ giúp các bạn sắp xếp lại các bước để có thể xây dựng một không gian học tập hiệu quả tại nhà, giúp bảo vệ sức khỏe và tăng cường sự tập trung cho trẻ.
- Bước 1: Chọn một không gian yên tĩnh và thoáng đãng.
- Bước 2: Chọn mua bàn và ghế học sinh phù hợp.
- Bước 3: Cung cấp thêm không gian lưu trữ cho sách vở và dụng cụ học tập.
- Bước 4: Cần phải đảm bảo không gian học tập có đủ ánh sáng tự nhiên hoặc sử dụng đủ đèn bàn.
- Bước 5: Trang trí không gian học tập để tạo cảm hứng cho các bạn trẻ.
- Bước 6: Bố trí thêm các thiết bị công nghệ hỗ trợ như máy tính, laptop, máy tính bản, ebook,…
- Bước 7: Thiết lập quy tắc và thói quen học tập cho các bạn trẻ.
- Bước 8: Luôn đảm bảo không gian yên tĩnh và không ồn ào trong quá trình học tập.
Lời kết
Như vậy là Furaka đã giới thiệu cho các bạn cách để tạo một không gian học tập khoa học và hiệu quả. Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có thể chọn lựa được một phong cách thiết kế góc học tập cho con em của bạn. Nếu các bạn muốn tìm mua bàn học sinh thông minh và đa năng thì có thể liên hệ với Furaka.