0₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

0933 179 719

duy@furaka.com

37 Đường 13

KĐT Vạn Phúc, Thủ Đức

Thứ 2 - 6: 8:00 AM - 17:00 PM

Thứ 7: 8:00-12:00 AM

0₫

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Tư thế ngồi học đúng: Chống gù lưng, tăng tập trung

-

Tri thức luôn là nền tảng để còn người ta vươn tới sự thành công. Chính vì vậy mà các bạn trẻ ngày nay luôn dành hàng giờ đồng hồ ngồi trước bàn học. Tuy nhiên, “tư thế ngồi học đúng cách” hiếm khi được chú trọng đúng mức, dẫn đến những hệ lụy không mong muốn về sức khỏe và hiệu suất học tập. Từ “tác hại của việc ngồi học sai tư thế” đến giải pháp hóa giải, bài viết này sẽ là một cẩm nang quý giá giúp bạn nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc duy trì tư thế ngồi đúng cách nâng cao sự tập trung và sức khỏe.

tư thế ngồi học đúng
Tư thế ngồi học đúng cho học sinh, sinh viên

Tác hại của việc ngồi học sai tư thế

Không chỉ đơn thuần là làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập, mà việc ngồi học sai tư thế còn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe lâu dài cực kỳ nguy hiểm mà không phải ai cũng biết. Việc nhận thức và chú trọng đến những tác hại của việc ngồi học sai tư thế sẽ có tác động tích cực đến không chỉ là sức khỏe mà còn liên quan đến chất lượng cuộc sống và khả năng phát triển sau này của học sinh, sinh viên.

Gù lưng

Một trong những hệ quả nghiêm trọng nhất khi duy trì tư thế ngồi không đúng là tình trạng gù lưng. Nghiên cứu cho thấy, khoảng 60% học sinh phát triển thói quen gù lưng do ngồi sai tư thế khi học nam năm, có thể dẫn đến các bệnh lý về cột sống khi trưởng thành. Để phòng chống gù lưng, các bạn cần lưu ý và thay đổi cách cách ta ngồi học hay làm việc mỗi ngày.

tư thế ngồi học sai
Tư thế ngồi sai ảnh hưởng rất lớn đến cột sống

Xem thêm: Xu hướng bàn học hiện đại: Bàn thông minh chống gù

Mỏi mắt, cận thị

Áp lực cho đôi mắt không chỉ đến từ thói quen sử dụng thiết bị điện tử mà còn do ngồi quá gần sách vở hay màn hình máy tính. “Cận thị do ngồi học sai” đang trở thành một căn bệnh phổ biến, đặc biệt là trong giới trẻ, do không giữ đúng “khoảng cách giữa mắt và sách vở” khuyến nghị.

Cận thị ở trẻ em
Một nguyên nhân lớn dẫn đế cận thị ở trẻ em chính là tư thế ngồi học không đúng

Đau mỏi vai gáy

Vai gáy là khu vực chịu nhiều áp lực từ việc cúi đầu xuống khi ngồi học. Việc thiếu “bàn học chống gù” thích hợp và tư thế ngồi không ổn định khiến gánh nặng này tăng cao, gây ra tình trạng đau mỏi không chỉ trong thời gian ngồi học nhưng cả sau khi đã rời khỏi bàn học.

Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu

Tư thế ngồi kém cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tuần hoàn. Khi ngồi quá lâu mà không “thường xuyên thay đổi tư thế”, lưu thông máu có thể bị cản trở, gây ra cảm giác tê cứng và giảm sự tập trung, thậm chí dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn như hạn chế oxy cung cấp cho não và các cơ quan khác trong cơ thể.

Lợi ích của việc ngồi học đúng tư thế

Lợi ích của việc áp dụng tư thế ngồi học đúng không chỉ hạn chế khả năng phát triển các vấn đề sức khỏe mà còn mang lại cho bạn và những người thân yêu một cuộc sống học tập, làm việc đầy hiệu quả và thoải mái.

Ngăn ngừa các bệnh về cột sống

Khi tuân thủ “cách ngồi học chống gù lưng” đúng cách, bạn không chỉ giúp cột sống của mình giữ được độ cong tự nhiên mà còn ngăn ngừa nguy cơ phát triển các rối loạn cột sống như thoái hóa đĩa đệm, hẹp ống sống, hay thậm chí là gù lưng. Việc “bảo vệ cột sống” từ sớm sẽ giúp bạn duy trì được sự dẻo dai và sức khỏe của cột sống lâu dài.

Giảm thiểu mỏi mắt, cận thị

Ngồi học đúng cách giúp giảm thiểu áp lực lên mắt, nhờ vào việc giữ khoảng cách tối ưu giữa mắt và sách vở hoặc màn hình máy tính. Điều này không chỉ phòng chống cận thị”mà còn giảm thiểu tình trạng mỏi mắt, đau mắt sau những giờ học tập, làm việc căng thẳng.

Tăng lưu thông máu, cải thiện sức khỏe

Duy trì tư thế ngồi học đúng cũng tạo điều kiện cho máu lưu thông tốt hơn trong cơ thể, từ đó cải thiện sự nuôi dưỡng oxy và dưỡng chất đến các bộ phận. Cải thiện lưu thông máu cũng đồng nghĩa với việc giảm thiểu nguy cơ phát triển các bệnh về tim mạch, giúp sức khỏe tổng thể được nâng cao.

Tăng khả năng tập trung, cải thiện hiệu quả học tập

Khi ngồi đúng tư thế, não bộ sẽ nhận được dưỡng khí tốt hơn, giúp giảm mệt mỏi, từ đó tăng cường khả năng tập trung và nâng cao hiệu quả học tập. “Giữ môi trường học tập thoáng mát, thoải mái” cùng với việc ngồi đúng cách cũng là yếu tố quan trọng để tối ưu hoá quá trình học tập và nâng cao kết quả.

Tăng cao khả năng tập trung và hiệu suất học tập
Tăng cao khả năng tập trung và hiệu suất học tập

Việc thực hiện và duy trì “tư thế ngồi học đúng cách” không chỉ tốt cho sức khỏe thân thể mà còn mang lại những lợi ích kéo dài cho tinh thần và hiệu suất học tập. Việc đầu tư cho một thiết lập học tập chất lượng bắt đầu từ những điều cơ bản nhất là cực kỳ quan trọng và có ý nghĩa.

Xem thêm: Bí quyết sử dụng bàn học hiệu quả – Tăng 200% năng suất học tập

Tư thế ngồi học đúng chuẩn

Để tối ưu hóa hiệu suất học tập và bảo vệ sức khỏe, các bạn học sinh, sinh viên cũng như các bậc phụ huynh nên tuân thủ những tư thế ngồi học đúng chuẩn sau đây. Việc xây dựng và duy trì một tư thế ngồi học đúng chuẩn sẽ giúp hình thành một thoái quen tốt, cũng như khả năng phát triển sau này của học sinh.

Lưng tựa vào ghế

Lưng phải được giữ thẳng nhưng không quá căng, cong vừa phải và được tựa đều vào lưng ghế. Đây là tư thế giúp phân bổ đều lực lên xương sống, tránh hiện tượng đổ đốn lực một phía gây ảnh hưởng đến cột sống. Khi ngồi, lưng nên chiếm khoảng 50-70% diện tích lưng ghế để được tựa chắc. Không nên ngồi quá sát lưng ghế hay quá xa gây mất thăng bằng.

tư thế ngồi lưng tựa vào ghế
Tư thế ngồi học đúng – Lưng tựa vào ghế

Phần thắt lưng cũng phải được tựa vào ghế sao cho chắc chắn. Việc này giúp vị trí cột sống được đảm bảo, tránh bị cong vẹo gây đau lưng. Nếu lưng thấy mỏi, có thể điều chỉnh một chút về phía trước hay sau để tìm tư thế thoải mái nhất. Tuyệt đối tránh khom xuống khi ngồi học để bảo vệ cột sống.

Chân đặt thoải mái trên sàn

Hai bàn chân được đặt hoàn toàn trên sàn, với đầu của gót chân được đặt chạm sàn nhưng không quá chặt. Gót chân hình thành một góc khoảng 90 độ với đùi, không nên quá duỗi thẳng hay quá gấp lại.

Cải thiện tư thế ngồi học đúng
Chân đặt thoải mái lên trên sàn

Đầu ngón chân hướng thẳng ra phía trước, không quá ngoe nguẩy. Tư thế này giúp xương cẳng chân và hông được thư giãn. Khoảng cách giữa hai bàn chân vừa phải, không quá xa cũng không sát quá sẽ làm mất cân bằng. Vị trí chân hợp lý như trên sẽ khiến việc lưu thông máu diễn ra tốt hơn, giảm áp lực lên phần thắt lưng.

Khoảng cách giữa mắt và sách vở, màn hình

Khoảng cách từ mắt đến sách vở/màn hình nên là 30-50 cm để đảm bảo góc nhìn thoải mái và tránh gây căng mắt. Khoảng cách này sẽ giúp mắt dễ duy trì trạng thái tập trung hơn khi đọc sách hay làm việc mà không cần quá căng sức.

tư thế ngồi học đúng
Duy trì khoảng cách giữa mắt và sách vở hay màn hình

Nếu đọc sách, nên đặt sách ngang mặt thay vì gần mắt để hạn chế tác động. Với màn hình máy tính, nên đặt ở vị trí đối diện mắt. Khi nhìn xa sẽ giảm gánh nặng cho cơ mắt và cổ. Điều này ngăn ngừa nguy cơ khô mắt hay đau đầu do căng thị lực khi làm việc lâu.

Các bạn học sinh, sinh viên hay các bậc phụ huynh nên con mình nháy mắt thường xuyên để giữ độ ẩm cho mắt khi học tập và làm việc trong thời gian dài.

Tư thế ngồi viết và cầm bút đúng

Ngồi thẳng lưng, không khom người, khớp hông và đầu gối gần 90 độ giúp tạo sự ổn định khi viết. Bàn viết để cao hơn so với vùng bụng khoảng 15-20cm để khỏi phải cúi xuống quá sâu mỗi khi viết.

Tư thế ngồi viết và cầm bút đúng
Tư thế ngồi viết và cầm bút đúng

Cầm bút gần cuối cán, ngón cái hơi uốn cong làm chống, 3 ngón còn lại duỗi thẳng nhẹ. Tránh cầm quá gần hay xa đầu bút. Không nên ép quá chặt hay nắm chặt bút để tránh gây áp lực lên ngón tay, cổ tay.

Khi viết lâu nên hoạt động chân tay cho thoải mái, thường xuyên thay đổi tư thế cầm bút để tránh mỏi tay gây ra sai sót. Chọn loại bút phù hợp với cách cầm của tay mình để viết thoải mái hơn.

Các lưu ý khi ngồi học

  • Thường xuyên thay đổi tư thế, đứng dậy vận động nhẹ: Việc thay đổi tư thế hàng giờ một lần và đứng dậy vận động nhẹ giúp cơ thể không bị cứng lại và hỗ trợ lưu thông máu, giảm mệt mỏi.
  • Chọn bàn ghế phù hợp với chiều cao: Bàn học sinh và ghế nên được chọn sao cho phù hợp với chiều cao cá nhân, giúp duy trì tư thế ngồi được chính xác và thoải mái nhất.
  • Đèn bàn đủ sáng, tránh chói mắt: Ánh sáng đủ giúp bảo vệ mắt và giảm căng thẳng khi học. Bạn nên chọn đèn có khả năng điều chỉnh cường độ ánh sáng, tránh ánh sáng quá chói gây hại cho mắt.
  • Giữ môi trường học tập thoáng mát, thoải mái: Nhiệt độ và độ ẩm phòng học nên được giữ ở mức thoải mái để tăng cường khả năng tập trung và hiệu suất học tập.

Lời kết

Như vậy là Furaka đã trình bày cho các bạn những tác hại nguy hiểm khi ngồi học không đúng cách, cũng như cách thức điều chỉnh, thay đổi thói quen để bạn có một tư thế ngồi học đúng cách, tốt cho sức khỏe và tăng cường sự tập trung. Mong rằng những chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có một chặn đường học tập và làm việc thành công, tốt đẹp.

Võ Văn Hiếu
Võ Văn Hiếuhttps://furaka.vn
"Copywriter - Furaka Furniture" - Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực nội thất, sự hỗ trợ nhiệt tình từ đội ngũ kỹ thuật cũng như phát triển sản phẩm của công ty Furaka Furniture. Tôi sẽ đem đến cho các bạn những thông tin phù hợp và chính xác nhất.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here

BÀI VIẾT MỚI

10 Mẫu bàn học sinh cấp 1 thông minh an toàn cho bé

Việc lựa chọn bàn học sinh thông minh và an toàn cho bé là một quyết định quan trọng đối với...

10 Mẫu bàn học gấp gọn thông minh cho không gian nhỏ

Bàn học gấp gọn có thiết kế thông minh, dễ dàng di chuyển luôn là một trong những món...

Kê bàn học hướng nào hợp phong thủy giúp con học và thi tốt?

Hiện nay, việc tạo ra một môi trường học tập hiệu quả cho con cái luôn là mối quan...

Kích thước bàn học tiêu chuẩn theo Bộ Y Tế Việt Nam

Kích thước bàn học luôn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng cần phải lưu ý...

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂMRELATED
Recommended to you

Chat hỗ trợ
Chat ngay
Messenger
NHẮN TIN